Đây là kĩ thuật cơ bản của các cao thủ, đặc biệt là với những người ưa thích chơi rắn đối phương. Họ đặt mục tiêu hạn chế tối đa việc bị đối phương ăn quân, đồng thời tối ưu khả năng ăn quân của người liền trước và không đặt nặng vấn đề về Ù.
Hi sinh quân bài trên tay có rất nhiều các hình thái khác nhau và đôi khi nó đi ngược lại với quy trình giăng bẫy hay chạy điểm.
Bạn có thể chủ động đánh một con vu vơ trước để người liền sau ăn nhằm mở ra một thế bài mới có thể khiến những người chơi khác ăn liên tục. Cách này là tương đối mạo hiểm nhưng nó phù hợp với trường hợp người chơi đang có thể bài khá xấu và không muốn bị cháy. Mục tiêu là chỉ cần không cháy trong trận này là được và tối ưu điểm tốt nhất.
Trường hợp thứ 2 là khi người chơi đã có Phỏm dây 4 sẵn trên tay và phá đi một con đầu hoặc đuôi để mồi đối phương. VD: giả sử người chơi đang cầm 4 5 chuồn, có sẵn phỏm dây 4 là 6 7 8 9 bích. Họ chủ động vứt bỏ 6 bích đi để mồi 6 chuồn và trường hợp này chắc ăn hơn khi tiếp tục bỏ đi 1 con 6 khác vừa bốc được.
Trường hợp thứ 3, người chơi cố tình phá Phỏm đi để chống việc gửi bài ở cuối trận. Xét với cùng VD trên, việc phá đi 6 bích còn khiến cho người có đôi 4 5 bích lẻ ở dưới không thể chạy được 9 điểm. Hoặc thậm chí là bỏ 9 bích đi để 10 bích và J bích ở trên không thể gửi nối Phỏm. Điều này có nghĩa là hi sinh quân ở đây không chỉ với mục tiêu để giăng bẫy mà còn mục tiêu để chống việc có nhiều người chơi nối phỏm gây bất lợi về điểm số.
Trường hợp thứ 4 là một trong những trường hợp đỉnh cao nhất với xác suất liều ăn nhiều và thường sử dụng để vây bắt chốt. Người chơi phát hiện đã có 2 quân bài thuộc phỏm ngang bị loại bỏ và sẽ liều vứt bỏ 1 quân thứ 3 có giá trị tương đồng dù đã thuộc 1 phỏm dọc khác.
VD: Trên tay người chơi cầm 8 9 10 bích, trên bàn đã có đôi 10 bất kì, 5 bích 6 bích đã ra, đôi 7 đã ra nhưng không có 7 bích. Tức là chỉ còn 1 khe rất nhỏ để người chơi liền trước tính toán xem có liều mạng hay không. Đôi khi họ không có được con chốt và chỉ muốn đánh 1 cây có thể giảm xác suất bị ăn xuống đáng kể vì vậy sẽ có thể đánh 7 bích vào phút cuối.
Riêng với trường hợp cuối này thì chỉ thực hiện khi đã có đầy đủ cơ sở để tính toán và liều mạng phá phỏm trên, ăn phỏm dọc dưới. Điều này ít khi được thực hiện với Phỏm ngang vì xác suất xảy ra thấp hơn. Và để thực hiện hành động liều này, tốt nhất là nên làm với các bộ phỏm nhỏ để giả sử trường hợp đối thủ không ra đúng cây, số điểm tăng cũng không quá nhiều. Hạn chế việc dùng với các Phỏm to như J Q K.
Hi sinh quân bài trên tay để điều hướng trận đấu và khiến bạn có cơ hội ăn cao hơn chốt, thậm chí là Ù. Nhưng đừng nên lạm dụng nó trong mọi trường hợp vì bản chất việc phá ra Phỏm hoặc để đối thủ khác ăn bài mặc nhiên đã khiến bạn gặp bất lợi trước. Rủi ro càng cao, lợi nhuận càng lớn nhưng khả năng thành công không phải bao giờ là 100%.